8.2 C
Washington
spot_img

Nhà có 4 đứa con, cụ bà 74 tuổi phải nhặt bìa sống cô độc khi chồng qua đời

Date:

Share:

Đời người giống như một vòng tròn vô tận. Chúng ta được sinh ra, nuôi lớn, lấy chồng lấy vợ sinh con và nuôi con khôn lớn. Sau đó, con chúng ta lại lấy chồng lấy vợ, sinh con, nuôi con khôn lớn. Ai cũng sẽ được nuôi và phải nuôi.

Tuy nhiên, nhiều người già bây giờ rất dị ứng với từ “nuôi,” họ thà ra đường mưu sinh khi tuổi tác đã cao chứ không muốn phụ thuộc vào thế hệ sau.

Đây cũng chính là một thực trạng đáng báo động ở Hàn Quốc khi mà lương hưu thấp, không được con cháu hỗ trợ, nhiều cụ ông cụ bà vẫn phải nai lưng đi lao động chân tay.

Nhiệt độ xuống âm 7 độ C vào những ngày giữa tháng 2, bà Lee Deok-ja, 74 tuổi, vẫn lang thang quanh khu Deungchon-dong, phía tây Seoul để nhặt bìa carton cùng chiếc xe đẩy.

Khoảng 0h30, chiếc xe đẩy tay nặng khoảng 40 kg của bà đã trống trơn.

Lee cho biết bà đã đến cửa hàng đồng nát ba lần vào ngày hôm đó để bán những gì thu hoạch được.

“Mỗi lần đến đó, tôi kiếm được 1.000 won đến 2.000 won hoặc 3.000 won. Đây là công việc giúp tôi kiếm được 10.000 won đến 15.000 won (200.000 đến 300.000 đồng) mỗi ngày”.

Bà Lee Deok-ja đi nhặt bìa carton cả ngày để kiếm sống. Ảnh: Yonhap.

25 năm trước, Lee và chồng điều hành một nhà máy sản xuất mì song công việc kinh doanh thất bại khiến hai người nợ nần chồng chất.

Chồng bà qua đời cách đây 10 năm. “Tôi có 4 đứa con, nhưng không muốn nhận tiền trợ cấp từ chúng.

Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho con cái. Ngày nào còn khoẻ mạnh, ngày đó tôi còn làm việc”, bà nói.

Giống như Lee, nhiều người Hàn Quốc từng thất bại trong kinh doanh bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 90 và không thể phục hồi.

Hoàn cảnh của họ đều khác nhau nhưng hầu hết đều chọn cách ra đường mưu sinh vì rất khó sống chỉ với lương hưu cơ bản, thường là 200.000-300.000 won (4 đến 6 triệu đồng) mỗi tháng.

Ngoài bìa cứng, họ nhặt và bán mọi thứ có thể tái chế như đồ nhựa, hộp, báo, sách, thiết bị điện và thậm chí cả đồ nội thất bằng gỗ.

Kim Bum-jung, giáo sư chuyên về phúc lợi xã hội của Đại học Chung-Ang, nói: “Ở một quốc gia còn không có đủ việc làm cho cả người trẻ, thì người già có thể làm gì?

Họ phải làm những công việc vặt, hoặc không còn cách nào khác ngoài nhặt carton, dù biết đó là công việc bèo bọt nhất”.

Hình minh họa (Ảnh: ewebweb)

Vậy mới thấy không chỉ Việt Nam, rất nhiều nước Châu Á cũng phải chứng kiến cảnh “người già neo đơn” dù họ vẫn còn có con, có cháu.

Ví như trường hợp của bà Lee Deok-ja, cho dù bà muốn tự chủ đến cỡ nào nhưng nếu con cháu hiếu thảo thực sự,

họ sẽ không để bà dãi nắng dầm mưa, sẽ không để cho người mẹ già gần 80 tuổi phải đi nhặt bìa các tông vào lúc tờ mờ sáng.

Đến người trẻ, người qua đường còn cảm thấy đau lòng, vậy mà con cháu vẫn thờ ơ bỏ mặc, thật chằng còn gì để nói!

Nuôi một mẹ già khó đến vậy sao, cụ bà mỗi ngày chỉ kiếm được 200-300 nghìn, một con số rất nhỏ so với mức sống tại Hàn Quốc,

vậy mà cụ vẫn có thể cầm cự được, vậy thì 4 đứa con, mỗi đứa góp hơn 50 chục ngàn nuôi mẹ, cũng “đắt’ đến vậy à?

Từ ngàn đời xưa, cổ nhân đã dạy: “Trẻ cậy cha, già cậy con”, chân lý ấy không bao giờ thay đổi.

Đồng ý rằng thời đại bây giờ, mỗi thế hệ đều phải có trách nhiệm với chính cuộc đời mình,

không thể trông cậy, dựa dẫm vào người khác nhưng tình cảm gia đình luôn là sợi dây cần được gìn giữ.

Theo đó, cha mẹ có thể chủ động kinh tế, tự lập về già nhưng con cái phải có trách nhiệm yêu thương, động viên họ, đặc biệt lúc đau ốm, mệt mỏi.

Suy cho cùng, đã là người trong gia đình thì cần có sự quan tâm.

Con cái phải có trách nhiệm với bậc sinh thành và ngược lại, kể cả anh em cũng còn phải có trách nhiệm với nhau khi có khó khăn.

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khái niệm “Trách nhiệm” không có nghĩa là cứ phải sống cùng và ở thật gần.

Dù không ở cạnh nhưng các con không thể bỏ bê, vô tâm với cha mẹ.

Họ có thể thể hiện chữ hiếu bằng cách hỏi thăm, động viên cha mẹ thường xuyên để gắn kết tình cảm gia đình.

Ví như trong câu chuyện của cụ bà nói trên, cụ có thể không sống chung với con cái,

nhưng ít nhất các con cũng phải ghé qua nhà tặng mẹ một cái áo, hộp thuốc bổ, một gói bánh mà mẹ thích ăn.

Họ cũng phải động viên mẹ không làm những công việc vất vả nắng mưa, giữ gìn sức khỏe.

Vậy mà sau tất cả, thứ mà cụ bà đáng thương ấy có thể nhận được, chỉ là sự cô độc.

Cô độc khi bạn đời đã mất, cô độc mưu sinh, cô độc khi đối diện với máu mủ của mình.

Có lẽ trong cuộc đời này, khi người già phải thốt lên, rằng họ không muốn làm phiền con cháu, đó là khi họ nhận ra mình bất hạnh đến nhường nào.

T_H

Subscribe to our magazine

━ more like this

“Lễ hội trăng rằm xứ Lạng năm 2022” tại thành phố Lạng Sơn

Tối 9/9, UBND thành phố Lạng Sơn phối hợp với Tỉnh đoàn Lạng Sơn tổ chức khai mạc “Lễ hội trăng rằm xứ Lạng...

Hà Nội giới thiệu 29 báu vật Hoàng cung đến công chúng

Hà Nội đã lựa chọn 29 hiện vật tiêu biểu nhất trong hàng triệu hiện vật khai quật được tại Khu di sản Hoàng...

Khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng năm 2022

Ngày 9/9, UBND huyện Chi Lăng tổ chức khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với...

Ngược dòng thời gian tìm về “truyền thống hiếu học”

Diễn ra đúng thời điểm người dân cả nước hân hoan chào đón Tết Độc lập lần thứ 77 (2/9/1945-2/9/2022) và trẻ em đang...

Hà Nội giới thiệu 29 báu vật Hoàng cung đến công chúng

Hà Nội đã lựa chọn 29 hiện vật tiêu biểu nhất trong hàng triệu hiện vật khai quật được tại Khu di sản Hoàng...
spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here