8.2 C
Washington
spot_img

Thưởng lãm các tác phẩm hội họa lâu năm về “Truyền thống hiếu học”

Date:

Share:

Công chúng có dịp được chiêm ngưỡng tác phẩm “Lớp trung học đầu tiên” của họa sỹ Diệp Minh Châu, “Lớp học bình dân làng Bền” của họa sỹ Trần Văn Cẩn, “Bủ Đường biết đọc” của họa sỹ Tô Ngọc Vân.

Tác phẩm “Lớp trung học đầu tiên”, chất liệu giấy chì, tác giả Diệp Minh Châu. (Nguồn: cand.com.vn)

Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh 2/9/1945-2/9/2022 và chào đón ngày khai trường, từ ngày 31/8-11/9/2022,

tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66, Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm “Truyền thống hiếu học.

”Triển lãm trưng bày 50 tác phẩm của 44 tác giả, được sáng tác từ những năm sau 1945 cho đến gần đây trên các chất liệu sơn dầu,

sơn mài, lụa, khắc gỗ, màu nước, gỗ, thạch cao, gang, trong đó nhiều tác phẩm lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng.

Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục.

Ngày 15/9/1945, trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường năm học mới đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người viết:

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

”Phong trào bình dân học vụ với mục tiêu diệt giặc dốt, chống nạn mù chữ… do Người phát động là những bước đi đầu tiên,

quan trọng, định hướng của Chính phủ lâm thời Việt Nam cho việc tiếp nối truyền thống học tập, không phân biệt lứa tuổi, dân tộc, vùng miền…

Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã khắc họa chân thực, sinh động giai đoạn lịch sử này như “Lớp trung học đầu tiên” của họa sỹ Diệp Minh Châu,

“Lớp học bình dân làng Bền” của họa sỹ Trần Văn Cẩn, “Bủ Đường biết đọc” của họa sỹ Tô Ngọc Vân,

“Đi học bình dân” của họa sỹ Lê Công Thành…Chiến tranh tàn khốc không ngăn cản được sự nghiệp giáo dục phát triển.

Mặc dù trường học phải sơ tán, thậm chí học dưới hầm, nhưng việc học luôn được quan tâm và triển khai rộng khắp,

nhiều họa sỹ đã sáng tác về chủ đề này như “Lớp học miền núi” của họa sỹ Hoàng Đạo Khánh, “Lớp 5 dưới lòng đất” của họa sỹ Ngô Tôn Đệ,

“Lớp học bổ túc ở Tây Nguyên” của họa sỹ Nguyễn Thế Vinh, “Giờ học văn hóa nữ du kích Củ Chi” của họa sỹ Đào Hữu Phước,

“Giúp đỡ bạn” (cõng bạn đi học) của họa sỹ Đào Văn Can, “Đi học đêm” của họa sỹ Nguyễn Thế Minh…

Khi đất nước hòa bình, thống nhất, học tập được mở rộng, không chỉ là việc học chữ trên ghế nhà trường, mà còn là sự trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp,

trao truyền tri thức, kỹ năng của thế hệ trước và sau… tất cả được thể hiện sinh động qua bút pháp của các thế hệ họa sỹ.

Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, triển lãm được tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc,

khơi dậy niềm tự hào, động viên thế hệ trẻ tiếp nối cha ông học tập, rèn luyện, phấn đấu để trở thành chủ nhân tương lai đích thực của đất nước.

Triển lãm “Truyền thống hiếu học” mở cửa từ ngày 31/8 đến hết ngày 11/9/2022.

Trong thời gian triển lãm sẽ diễn ra chương trình tọa đàm, giao lưu với Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Hải Yến./.

Subscribe to our magazine

━ more like this

“Lễ hội trăng rằm xứ Lạng năm 2022” tại thành phố Lạng Sơn

Tối 9/9, UBND thành phố Lạng Sơn phối hợp với Tỉnh đoàn Lạng Sơn tổ chức khai mạc “Lễ hội trăng rằm xứ Lạng...

Hà Nội giới thiệu 29 báu vật Hoàng cung đến công chúng

Hà Nội đã lựa chọn 29 hiện vật tiêu biểu nhất trong hàng triệu hiện vật khai quật được tại Khu di sản Hoàng...

Khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng năm 2022

Ngày 9/9, UBND huyện Chi Lăng tổ chức khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với...

Ngược dòng thời gian tìm về “truyền thống hiếu học”

Diễn ra đúng thời điểm người dân cả nước hân hoan chào đón Tết Độc lập lần thứ 77 (2/9/1945-2/9/2022) và trẻ em đang...

Hà Nội giới thiệu 29 báu vật Hoàng cung đến công chúng

Hà Nội đã lựa chọn 29 hiện vật tiêu biểu nhất trong hàng triệu hiện vật khai quật được tại Khu di sản Hoàng...
spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here